ĐẤT NƯỚC 2
TƯ TƯỞNG ĐẤT NƯỚC CỦA NHÂN DÂN
1. QUAN NIỆM VỀ NHÂN DÂN TRONG MỖI THỜI KÌ:
Đất Nước là một hình tượng lớn trong văn học nhưng mỗi thơì kì lại có những định nghĩa khác nhau. Trong thời kì trung đại, Đất Nước là của Vua với quan niệm ''trung quân ái quốc''; được thể hiện rất rõ trong Nam Quốc Sơn Hà :
'' Nam Quốc Sơn Hà Nam Đế Cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đằng hành khan thủ bại hư''
Và trong tác phẩm '' Bình Ngô Đại Cáo '' của Nguyễn Trãi:
'' Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu''
Những năm đầu thế kỉ XX ,Chưa bao giờ trong lịch sử nước ta những chữ dân trí, dân khí,dân sinh, dân quyền, dân chủ, những vấn đề liên quan đến người dân được nhắc đi nhắc lại nhiều như vậy. Tuy nhiên vẫn chỉ là nhận thức ở hệ tư tưởng tư sản.
Phải đến Hồ Chí Minh ta mới thấm thía tư tưởng Đất Nước của nhân dân -Đất nước của quảng đại số đông, tư tưởng này in dấu trong nhiều sáng tác văn học như:
''Ôm Đất Nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng''
Tưởng như tư tưởng '' Đất Nước của nhân dân '' không còn gì là mới mẻ nhưng Nguyễn Khoa Điềm đã có những cảm nhận sâu sắc,thấm thía,đặc biệt là phát hiện rất mới mẻ về Đất Nước từ cái nhìn trải rộng từ thời gian lịch sử đằng đẵng,không gian lịch sử mênh mông cho đến cả chiều sâu của vốn văn hóa.
3. CHỨNG MINH:
+ CHUYỂN Ý: Đã có một lần nào ta dừng lại để chiêm nghiệm : Đất Nước do ai gây dựng để rồi trường tồn đến hôm nay và cả mai sau? Phải chăng vị thần xa xôi nào đã có công dời non lấp bể hay một sức mạnh tự nhiên nào đó đã gây dựng nên Đất Nước này? Để rồi khi lắng nghe những tâm sự của Nguyễn Khoa Điềm ,ta mới ngạc nhiên đến thấm thía xúc động khi nhận thức: Đất Nước của nhân dân.
+ NHÂN DÂN ĐÃ XÂY DỰNG NÊN ĐẤT NƯỚC
*Nhân dân đã làm nên lịch sử của Đất Nước :
* *Với lối triết luận suy tưởng ,giọng thơ trầm lắng tác giả tiếp tục thể hiện những cảm nhận của mình về Đất Nước trong thời gian lịch sử dài đằng đẵng:
'' Thời gian đằng đẵng
Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi chim về
Nước là nơi rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng''.
+ Viết về thời gian lịch sử của Đất Nước,đó là điều mà ta dễ dàng bắt gặp ở mỗi người nghệ sĩ khi viết về Đất Nước .Nhưng mỗi người lại có cách cảm nhận và thể hiện riêng. Nguyễn Trãi khẳng định Đất Nước phát triển qua các thời đại hùng mạnh:
'' Từ Triệu Đinh Lí Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương''
Trong khi đó nhà thơ Trí tuệ Chế Lan Viên sau này thì soi ngắm suốt chiều dài lịch sử bằng những anh hùng hữu danh:
'' Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều đất nước hóa thành văn
Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi và đánh giặc
Hưng Đạo diệt quân Nguyễn trên sóng Bạch Đằng''.
Nguyễn kHoa Điềm lại chọn cách tiếp nhận khác,đó là qua các huyền tích huyền sử '' Chim về'', ''Rồng ở'', '' Lạc Long Quân '' và Âu Cơ. Huyền thoại về mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng đẻ ra trăm người con đã không còn đơn thuần là một sự tích kì ảo nuôi dưỡng bao tâm hồn trẻ thơ mà đã trở thành một câu chuyện lí giải về nguồn gốc của người Việt . Với cách viết này nhà thơ đã đánh thức lòng yêu nước của mỗi người,niềm tự hào về dòng máu Lạc Hồng, Con Rồng cháu Tiên và sự gắn bó với dân tộc.
* Lịch sử của dân tộc còn là sự sinh tồn và phát triển của cộng đồng người Việt qua bao thế hệ :
'' Những ai đã khuất
Những ai bây giờ
Yêu nhau và sinh con đẻ cái
Gánh vác phần người đi trước để lại
Dặn dò con cháu chuyện mai sau
Hàng năm ăn đâu làm đâu
Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ''
Nhà thơ đã nhìn suốt chiều dài lịch sử Đất Nước để thấy lịch sử như một cuộc hành trình tiếp sức không ngừng nghỉ của những người '' đã khuất'' và những ai '' bây giờ ''. Nói về sự gặp gỡ hôm qua-hôm nay ,giữa quá khứ -hiện tại, cha ông và cháu con bây giờ,tác giả đã có sự gặp gỡ với ý thơ của Nguyễn Đình Thi:
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về''
Nhưng đặc sắc nhất phải là câu hai thơ cuối:
'' Hàng năm ăn đâu làm đâu
cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ''
Ta không khỏi xúc động trước thái độ cúi đầu thành kính của nhà thơ khi hướng về quá khứ của dân tộc ,về cội nguồn đất nước , về tổ tiên để thể hiện tấm lòng thành kính uống nước nhớ nguồn như cha ông thuở trước căn dặn:
'' Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mồng 10 tháng 3''
Như lời Bác Hồ căn dặn thế hệ thanh niên:
''Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước''
=) Lời thơ tự do ,đằm thắm ,ngọt ngào như tiếng trò chuyện tâm tình của anh và em cùng những cảm nhận mới mẻ thông qua các huyền sử dân gian , nhà thơ cho mỗi chúng ta hiểu rằng lịch sử dân tộc ,nó không quá xa vời,trừu tượng mà ở ngay trong những lớp lớp những con người Việt Nam qua bao thế hệ mà nguồn gốc sâu xa chính là từ một mẹ Âu Cơ.
Và trong anh ,em và mỗi chúng ta đều mang một phần của Đất Nước, dù rất nhỏ bé thôi song cũng rất đáng tự hào :
'' Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang đất nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng''
Bởi chính mỗi cá nhân nhỏ bé đã ,đang và sẽ góp phần giữ gìn và kiến tạo nên Đất Nước. Và ''khi hai đứa cầm tay'' là khi anh và em gắn bó yêu thương ,hòa hợp thì một hệ quả rất đẹp đó là '' Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm'' bởi tình yêu đôi lứa là cơ sở của tình yêu đất nước,tình yêu lứa đôi nằm trong hạnh phúc của cộng đồng. Đây là tứ thơ quen thuộc được nhiều nhà thơ nói đến như:
'' Anh yêu em như yêu Đất Nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Anh nhớ em mỗi bước đường anh bước
Mỗi tối anh nằm mỗi bữa anh ăn
hay
'' Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi''
Lời thơ của Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục khẳng định: '' Khi chúng ta cầm tay mọi người'' , nối vòng tay lớn, chúng sức đồng lòng sẽ tạo nên sức mạnh mênh mông,vĩ đại ,chiến thắng mọi kẻ thù , đánh Tống ,đuổi Minh, trừ Thanh,diệt Pháp,thắng Mỹ huy hoàng .
Từ hiện tại của Đất Nước cái nhìn của nhà thơ hướng đến tương lai của Đất Nước với sự kì vọng vào thế hệ sau này:
'' Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng''
Giọng thơ ngọt ngào,sâu lắng khi tác giả nói đến sự kì vọng vào ngày mai của Đất Nước,tương lai của dân tộc. '' Con ta'' là hạnh phú của đôi ta,là thế hệ trẻ sau này.Con sẽ tiếp tục'' gánh vác phần người đi trước để lại'' và '' lớn lên '' không chỉ về thể chất mà quan trọng hơn là lớn lên về tinh thần, trí tuệ về bản lĩnh của nhân dân trên hành trình lịch sử '' mang Đất Nước đi xa''.Thế hệ mai sau sẽ mang Đất Nước đi xa để có thể sánh vai với các cường quốc năm châu,những ngày tháng mơ mộng là những tháng ngày không có chiến tranh bão tố,chỉ còn lại hạnh phúc,hòa bình. Những câu thơ được viết bằng cảm hứng lãng mạn đồng thời gửi gắm bao tin yêu hy vọng của tác giả vào tương lai huy hoàng của Đất Nước.
** Trong suốt chiều dài lịch sử đằng đẵng ấy cũng là thời điểm các thiên tạo được nhân dân khám phá và gây dựng,hóa thân:
'' Những người vợ nhớ chống còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo còn góp cho đất nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc,ông Trang ,bà Đen,bà Điểm.''
** Đất Nước là những địa danh , những danh lam thắng cảnh kì thú : Hòn Trống Mái,núi Vọng Phu, Đất tổ Hùng Vương, dòng sông Cửu Long , Núi Bút non Nghiên....
** Đằng sau tên núi, tên rừng, tên sông là cuộc đời của Nhân dân gắn với những huyền tích,huyền thoại và cả tâm hồn nhân dân hóa thân mà thành.
- Nghệ thuật liệt kê các danh lam thắng cảnh + động từ '' GÓP'' =) sự phong phú ,trải dài trên khắp lãnh thổ là những cảnh sắc tuyệt vời do không ai khác mà chính nhân dân đã hóa thân,tạo dựng.
- NHỮNG NGƯỜI VỢ NHỚ CHỒNG CÒN GÓP...CẶP VỢ CHỒNG ... Ở miền Bắc có núi Vọng Phu, hòn Trống Mái=) biểu tượng của tình yêu thủy chung bền vững =) nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng ra đi theo tiếng gọi của non sông tổ quốc thì sao có những biểu tượng đẹp đẽ kia. ( '' Đồng Đăng có phố Kì Lừa -Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh)
- GÓT NGỰA THÁNH GIÓNG ĐI QUA CÒN TRĂM AO ĐẦM ĐỂ LẠI: Một lần nữa nhà thơ nhắc đến biểu tượng Thánh Gióng,người anh hùng buổi đầu dựng nước đã nhổ tre ngà đánh đuổi giặc Ân ,giữ gìn đất nước.Khi hoàn thành sứ mệnh đã trở về trời nhưng vẫn còn đó dấu ấn của sức mạnh vĩ đại - ao đầm ở chân núi Sóc Sơn Hà Nội.
- CON RỒNG NẰM IM GÓP DÒNG SÔNG XANH THẲM=) Con sông đặc biệt với 9 nhánh hùng vĩ ,uốn lượn như '' Cửu Long'' đã bồi đắp bao phù sa ,trái ngọt cho quê hương,đất nước và những dòng sông xanh thẳm , đó cũng chính là nền văn minh lúa nước đã được tạo dựng bên bờ những dòng sông ấy.
- NGƯỜI HỌC TRÒ NGHÈO CÒN GÓP CHO ĐẤT NƯỚC MÌNH NÚI BÚT NON NGHIÊN=) biểu tượng của tinh thần hiếu học của nhân dân ta , biểu tượng cho khát vọng,ý chí,vươn lên hoàn cảnh để trở thành hiền tài cho Đất Nước.( Nguyễn Hiền.Mạc Đĩnh Chi, Lương Thế Vinh...). Và trong thời kì nào cũng vậy,những hiền tài vượt khó vươn lên ấy chính là tương lai của Đất Nước.
- CON CÓC,CON GÀ QUÊ HƯƠNG CÙNG GÓP CHO HẠ LONG THÀNH THẮNG CẢNH: con cóc,con gà hóa thân để Hạ Long trở thành kì quan,để người Việt có thể tự hào với bè bạn năm châu về một miền đất đẹp đẽ,kì vĩ.
- ÔNG ĐỐC ÔNG TRANG BÀ ĐEN BÀ ĐIỂM : Họ là những người lao động cần cù,chăm chỉ đã khai hóa những miền đất mới, tên tuổi họ đã bất tử với non sông
=> ĐÁNH GIÁ : Những câu thơ ca ngợi cảnh sắc quê hương với một tâm hồn lạc quan phơi phới.Tất cả ào ạt trong tâm trí người đọc những tí tách reo vui.
Lời Văn:
Tư tưởng Đất Nước của nhân dân trước hết được thể hiện qua sự biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với những người đã góp tuổi tên mình,cuộc đời mình hóa thân thành những địa danh ,thắng cảnh :
'' Những người Vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo còn góp cho đất nước mình núi Bút non Nghiên
Con cóc con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên ông Đốc,ông Trang ,bà Đen,bà Điểm.''
Những câu thơ như trải rộng mãi cùng cái nhìn toàn cảnh thiên nhiên từ Bắc xuống Nam,từ biển lên rừng.Đôi mắt thi nhân tưởng như muốn ôm trọn những cảnh quan mĩ lệ ,kì thú của non sông. Đây có lẽ là đoạn thơ cao điểm về tư tưởng cốt lõi Đất Nước của nhân dân. Cùng với biện pháp tu từ liệt kê là động từ '' góp'' nhà thơ muốn diễn tả sự phong phú,trải dài trên khắp lãnh thổ những cảnh sắc tuyệt vời do không phải ai khác, chính là nhân dân hóa thân,tạo dựng
'' Những người vợ nhớ chồng...Trống Mái''
Ở miền Bắc có núi Vọng Phu,hòn Trống Mái, biểu tượng của tình yêu thủy chung bền vững. Để ta hiểu rằng nếu không có những người vợ mòn mỏi chờ chồng ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc trong những cuộc kháng chiến dài lâu của dân tộc thì làm sao có những cảnh đẹp đó.
'' Gót ngựa Thánh Gióng đi qua con trăm ao đầm để lại''
Câu thơ một lần nữa gợi nhớ sự tích chàng trai làng Gióng nhổ tre ngà đánh đuổi giặc Ân ra khỏi bờ cõi,sau khi hoàn thành sứ mệnh đã bay về trời để lại gót ngựa -dấu ấn của sức mạnh vĩ đại quanh chân núi Sóc Sơn Hà Nội ngày nay.Hay hình ảnh '' Chín mươi chín con voi'' quanh chân núi Hi Cương Phú Thọ nơi đất tổ Hùng Vương. Còn '' con cóc,con gà'' đã hóa thân thành danh thắng độc đáo ,để người Việt có thể tự hào với bạn bè quoc tế về vẻ đẹp thiên tạo có một khong hai của quê hương đất nước mình.
Ở miền Trung nhà thơ đưa ta về Quảng Ngãi chiêm nguong núi Bút non Nghiên,biểu tuong của đức tính hiếu học,vượt lên trên những thiếu thốn,khó khăn để đóng góp công sức,trí tuệ cho Đất Nước. Họ là ai nếu không phải là những cậu bé Nguyễn Hiền,Lương thế Vinh, Mạc Đĩnh Chi...
Ở miền Nam , dòng sông Cửu Long cuồn cuộn sóng trào, là món quà mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng nước ta. Và dòng sông luôn là sự khởi đầu của những nền văn minh,văn hóa ,thì con sông Cửu Long đã thực sự tạo nên một nền văn minh lúa nước phát triển rực rỡ. '' Ông Đốc ông Trang bà Đen bà Điểm '' ,họ là những người lao động hiền hòa ,chăm chỉ đã khai phá những miền đất mới,tên tuổi họ đã trở nên bất tử với non sông gám vóc.
Những câu thơ ca ngợi vẻ đẹp cảnh sắc quê hương với tâm hồn lạc quan phơi phới ,ào ạt trong tâm hồn người đọc là những tí tách reo vui , từ đó nhà thơ đã gieo vào lòng những suy tư,trăn trở,yêu mến,tự hào:
'' Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình một ao ước một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hóa núi sông ta
Những câu thơ tiếp tục khẳng định dáng hình của Đất Nước cũng chính là dáng hình của nhân dân. Những con người giản dị ấy bỗng chốc trở nên thật kì vĩ trong mắt thế hệ đi sau vì họ không chỉ để lại bao giá trị vật chất mà quan trọng,ý nghĩa nhất là nhũng giá trị tinh thần ,phong tục tập quán tinh túy nhất.
* NHÂN DÂN KHÔNG CHỈ DỰNG XÂY MÀ CÒN GIỮ GÌN ,TRUYỀN LẠI CHO THẾ HỆ SAU:
+ Nhân dân làm nên bức tranh địa lý muôn màu:
'' Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ giữ giọng điệu cho con mình tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có nội xâm thì chống nội xâm
Có ngoại thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân
Đất Nước của ca dao thần thoại''
Không phải ngẫu nhiên các dòng thơ đều bắt đầu với điệp từ ''họ''. Bằng cách nói này ,nhà thơ muốn nhấn mạnh hơn nữa vai trò và công lao to lớn của nhân dân , họ không chỉ làm nên lịch sử mà còn hóa thân, sáng tạo những giá trị vật chất,tinh thần.Điệp khúc ''truyền cho'' gợi liên tưởng đến cuộc tiếp sức vĩ đại trên hành trình lịch sử mấy ngàn năm.
Hạt gạo trắng trong ,tinh khiết để rồi gây dựng nên một nền văn minh lúa nước rực rỡ đã kết tinh trong đó bao tâm huyết , sức lực. Ai đã tìm ra cây lúa giữa muôn vàn loài cây khác? Ai đã tìm ra cách gieo trồng để có những mùa vụ đầu tiên? Và ai đã tìm ra cách xay ,giã, giần,sàng kia?...Không ai khác,chính nhân dân bao thế hệ đã lưu giữ, sáng tạo ra điều đó.
Họ giữ và chuyền lửa để mang đến cho nhau hơi ấm và sức sống, đó còn là tình cảm cộng đồng '' tối lửa tắt đèn có nhau''. Nhưng công lao vĩ đại nhất của Nhân dân chính là tiếng nói, họ đã sáng tạo và lưu giữ tiếng nói . Tiếng nói không chỉ là ngôn ngữ của một quốc gia dân tộc mà nó còn là sợi dây kết nối tình cảm, văn hóa và bản sắc dân tộc. Ngay cả khi Đất Nước lầm than,bị kẻ thù chia cắt thì khối đại đoàn kết dân tộc và tình yêu nước nồng nàn vẫn không hề bị lung lay ,như nhà thơ Lưu Quang Vũ đã viết :'' Tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất-Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già''.
Nhà thơ có phát hiện rất tinh tế và sâu sắc: '' Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân'' . Khi rời xa quê hương, họ không chỉ mang theo những vật dụng cần thiết mà còn mang theo cả tên xã, tên làng , sự lưu luyến sâu nặng với quê hương của mình. Ở những vùng đất mới, họ đã khai phá ruộng đồng , đó là thành quả đẹp đẽ mà họ để lại cho thế hệ cháu con. Họ không chỉ chăm chỉ ,cần cù trong lao động sản xuất mà còn vô cùng kiên cường bất khuất trong chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc để ''một tấc đất của tiền nhân không lọt vào tay kẻ khác ''( Trần Nhân Tông). Đúng như Huy Cận ngợi ca:
'' Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống nhân văn mà nhân ái chan hòa''.
* NHÂN DÂN KHÔNG CHỈ DỰNG XÂY MÀ CÒN GIỮ GÌN ,TRUYỀN LẠI CHO THẾ HỆ SAU:
+ Nhân dân làm nên bức tranh địa lý muôn màu:
'' Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ truyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi
Họ giữ giọng điệu cho con mình tập nói
Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có nội xâm thì chống nội xâm
Có ngoại thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước của nhân dân
Đất Nước của ca dao thần thoại''
Không phải ngẫu nhiên các dòng thơ đều bắt đầu với điệp từ ''họ''. Bằng cách nói này ,nhà thơ muốn nhấn mạnh hơn nữa vai trò và công lao to lớn của nhân dân , họ không chỉ làm nên lịch sử mà còn hóa thân, sáng tạo những giá trị vật chất,tinh thần.Điệp khúc ''truyền cho'' gợi liên tưởng đến cuộc tiếp sức vĩ đại trên hành trình lịch sử mấy ngàn năm.
Hạt gạo trắng trong ,tinh khiết để rồi gây dựng nên một nền văn minh lúa nước rực rỡ đã kết tinh trong đó bao tâm huyết , sức lực. Ai đã tìm ra cây lúa giữa muôn vàn loài cây khác? Ai đã tìm ra cách gieo trồng để có những mùa vụ đầu tiên? Và ai đã tìm ra cách xay ,giã, giần,sàng kia?...Không ai khác,chính nhân dân bao thế hệ đã lưu giữ, sáng tạo ra điều đó.
Họ giữ và chuyền lửa để mang đến cho nhau hơi ấm và sức sống, đó còn là tình cảm cộng đồng '' tối lửa tắt đèn có nhau''. Nhưng công lao vĩ đại nhất của Nhân dân chính là tiếng nói, họ đã sáng tạo và lưu giữ tiếng nói . Tiếng nói không chỉ là ngôn ngữ của một quốc gia dân tộc mà nó còn là sợi dây kết nối tình cảm, văn hóa và bản sắc dân tộc. Ngay cả khi Đất Nước lầm than,bị kẻ thù chia cắt thì khối đại đoàn kết dân tộc và tình yêu nước nồng nàn vẫn không hề bị lung lay ,như nhà thơ Lưu Quang Vũ đã viết :'' Tiếng chẳng mất khi loa thành đã mất-Nàng Mị Châu quỳ xuống lạy cha già''.
Nhà thơ có phát hiện rất tinh tế và sâu sắc: '' Họ gánh theo tên xã tên làng trong mỗi chuyến di dân'' . Khi rời xa quê hương, họ không chỉ mang theo những vật dụng cần thiết mà còn mang theo cả tên xã, tên làng , sự lưu luyến sâu nặng với quê hương của mình. Ở những vùng đất mới, họ đã khai phá ruộng đồng , đó là thành quả đẹp đẽ mà họ để lại cho thế hệ cháu con. Họ không chỉ chăm chỉ ,cần cù trong lao động sản xuất mà còn vô cùng kiên cường bất khuất trong chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc để ''một tấc đất của tiền nhân không lọt vào tay kẻ khác ''( Trần Nhân Tông). Đúng như Huy Cận ngợi ca:
'' Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững
Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa
Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng
Sống nhân văn mà nhân ái chan hòa''.
+ Sự khẳng định của nhà thơ về vai trò của nhân dân trong việc làm nên lịch sử và truyền thống dựng nước và giữ nước :
“ Em ơi em
Hãy nhìn rất xa
……………………
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”.
- Thật vậy, sau khi đã khẳng định vai trò của nhân dân làm nên bức tranh địa lý- văn hóa muôn màu muôn vẻ, nhà thơ tiếp tục baỳ tỏ những suy tư, nhận thức của mình về vai trò của nhân dân trong việc làm ra lịch sử và truyền thống của đất nước.
+ Trước hết, nghĩ về bốn ngàn năm của đất nước, nhà thơ đã nhận thức được một sự thật đó là : người làm nên lịch sử không chỉ là những anh hùng nổi tiếng mà còn là những con người vô danh bình dị.Thật sự trong bề dày bốn ngàn năm dựng nước, giữ nước, có biết bao thế hệ cha anh dũng cảm, chiến đấu, hy sinh và trở thành anh hùng mà tên tuổi của họ “cả anh và em đều nhớ”:
“ Nhiều người đã trở thành anh hùng
Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ”
+ Nhưng cũng có hàng triệu , hàng triệu người cũng trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước đã ngã xuống , họ đã “sống và chết, không ai nhớ mặt đặt tên”, nhưng tất cả, họ đều có công “ làm ra Đất Nước”. Có thể nói, đây là một quan niệm mới mẻ về đất nước của nhà thơ.Và từ quan niệm này, Nguyễn Khoa Điềm đã hết lời ca ngợi và tôn vinh lòng yêu nước của nhân dân .
Nhận xét
Đăng nhận xét