1. THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN LẦN 1
Bàn về đặc điểm cái “tôi” trong bài thơ “Sóng”
của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Đó là
cái tôi giàu khát vọng sống, khát vọng yêu
chân thành, mãnh liệt. Lại có ý kiến khẳng định: Bài thơ đã thể hiện
một cái tôi nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình
yêu và sự hữu hạn của kiếp người.
Từ cảm nhận về cái “tôi” trong bài thơ,
anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
2. Con sóng dưới lòng
sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương
bắc
Dẫu ngược về
phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một
phương
(Sóng –Xuân Quỳnh, SGK Ngữ
văn 12 Nâng cao, tập 1, tr 123)
Nhận
xét về đoạn thơ, có ý kiến cho rằng “Đoạn thơ
thể hiện khát vọng về cuộc sống, tình yêu, hạnh phúc của người
phụ nữ, rất mạnh mẽ” nhưng người khác lại khẳng định
“Đoạn thơ thể hiện những dự cảm âu lo”
Suy nghĩ của anh/chị về những ý kiến trên?
3. CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIỆU ĐỒNG THÁP LẦN 1
Sách Ngữ văn 12 có viết: “Thơ
Xuân Quỳnh in đậm vẻ đẹp nữ tính, là tiếng nói của một tâm hồn giàu trắc ẩn,
hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong
khát vọng về một hạnh phúc đời
thường”. Và
có ý kiến cho
rằng: “Sóng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho
hồn thơ Xuân Quỳnh”.
Anh/ chị hãy trình bày ý kiến của mình về các nhận xét trên.
4. CHUYÊN SƠN TÂY LẦN III
Bàn về đặc điểm cái tôi trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: Đó là
cái tôi có khát vọng sống, khát vọng yêu
chân thành mãnh liệt. Lại có ý kiến khẳng định: Bài thơ đã thể hiện một cái tôi
nhạy cảm, day dứt về giới hạn của tình yêu và sự hữu hạn
của kiếp người.
Từ việc cảm nhận về cái tôi trong bài thơ,
anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.
5. CHUYÊN NGUYỄN HUỆ HÀ NỘI LẦN 4
Kết thúc bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình khao khát:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình
yêu
Để ngàn năm
còn vỗ
Trên cơ sở phân tích những điều đã được bộc bạch trong bài thơ, anh / chị hãy làm sáng tỏ cội nguồn của niềm khát khao đó.
Nhận xét
Đăng nhận xét