ÔNG LÁI ĐÒ


1. ÔNG LÁI ĐÒ XUẤT HIỆN NHƯ THẾ NÀO ?
 
- Sông Đà như dì ghẻ như chúa đất , hàng năm và đời đời kiếp kiếp làm mình làm mấy với con người Tây Bắc và giận dỗi vô tội vạ với người lái đò sông Đà.

- Ý nghĩa : Nổi bật môi trường lao động khắc nghiệt - > Nhấn mạnh tài trí tuyệt vời của người lái đò .

2. TÁC GIẢ GIỚI THIỆU ÔNG NTN ?

- Ông lái đò Lai Châu bạn tôi , xuyên suốt tác phẩm vẫn giữ cách gọi ấy

- Ý nghĩa : Nhân vật vừa cụ thể vừa có tính hình tượng , vừa ngợi ca ông lái đò từ đó thấy được vẻ đẹp của người lao động miền núi.

3.  NGOẠI HÌNH CỦA ÔNG LÁI ĐÒ ?

-  Tuổi : 70

- Thân hình vẫn đẹp như pho tượng bằng đá cẩm thạch

- Cánh tay ông trẻ tráng , dài lêu nghêu như cái sào

- Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng

- Cặp mắt tinh anh ,nhãn lực nhìn xa vời vợi như lúc nào cũng mong một bến vắng trong sương

- Ý nghĩa : Không chỉ để miêu tả mà còn ngợi ca tài năng của một con người gắn bó , yêu nghề sông nước .
                   Hàm lượng thông tin của Nguyễn Tuân không dừng ở tầng hiển ngôn.

4. TÀI NĂNG CỦA ÔNG LÁI ĐÒ ?

-  NHỚ : Trí nhớ của ông như một cuốn thủy văn sông Đà , nhớ như đóng đanh vào lòng những con thác hiểm trở , nhớ từng cửa tử, cửa sinh bom ke chìm pháo đài đá . Thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở , sông Đà đối vơi sông như một thiên anh hùng ca mà ông nhớ cả dấu chấm than, dấu chấm câu và cả đoạn xuống dòng

Ý nghĩa : Không đơn thuần  là biểu hiện của trí nhớ tuyệt vời mà thể hiện lòng yêu nghề đích thực , sự phi thường trong một người lao động bình thường.
                   Tác giả của nó cũng vậy , một con người thực sự yêu nghề : '' Nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc thậm chí đến mức khổ hạnh.'' 

- SO SÁNH : Nghề vận tải sông nước và đường bộ, trên sông thì không có phanh có số lùi nhưng vẫn muốn chèo trên những thác ghềnh hùng vĩ vì '' chèo thuyền trên những đoạn không có thác dại chân dại tay buồn ngủ '' .

Ý nghĩa : Ý thức được tài năng ,bản lĩnh của mình - > Nghệ thuật được sinh ra. Bởi '' cái bình thường là cái chết của nghệ thuật ''.

- BA CUỘC VƯỢT THÁC : Tạo dựng cuộc vượt thác mang khung cảnh chiến trận thực sự để phô bày sự tài hoa ,trí dũng của người lái đò . Đầu tiên , tác giả giới thiệu thế và lực hai bên : Một cái thuyền và sáu tay chèo mà nổi bật là ông lái đò còn đối thủ là con sông Đà hung hiểm đang dàn bãy những trùng vi thạch trận .

          ( 1)  CUỘC VƯỢT THÁC THỨ 1 :

                 - Sông Đà : + bày ra 5 của trận : 1 cửa tử và 1 cửa sinh .
                                    + đội quân thạch trận hết sức quy mô , hùng hậu , mặt đứa nào cũng ngô ngược nhăn nhúm hơn cả mặt nước chỗ này
                                     + phối hợp với đá , nước reo hò làm thanh viện
                                     + tấn công từ nhiều phía, đánh đòn tỉa ,đòn âm , thúc gối , đội cả thuyền lên .


                => Mới nhìn thì tưởng là một cuộc chiến không cân sức giữa thiên nhiên man dại và  con người nhỏ bé, đời thường .
 
                  - Ông lái đò :
                                     + Thạch trận dàn bày vừa xong thì con thuyền vụt tới => Tinh thần chủ động nghênh chiến quyết thắng

                                     + Nhà văn hướng ống kính vào những bầy thạch tinh hung hãn để quay lấy cảnh người lái đò tránh đòn , chống đỡ tài ba của ông đò .

                                     + Diễn tả giây phút sinh tử của người lái đò , tác giả dùng từ ''méo bệch'' . Vừa diễn tả được khuôn mặt biến dạng vì đau đớn và cả sắc thái bợt bạt vì đau đớn .

                                      + Thể hiện sự mạnh mẽ, cố nén vết thương, chỉ huy đưa con thuyền vượt qua 4 cửa tử và 1 cửa sinh.


                        (2) CUỘC VƯỢT THÁC THỨ HAI :

                - Sông Đà : Con sông Đà tiếp tục hiện lên như một vị thần chiến tranh đầy tham vọng :
                          + Tăng thêm nhiều cửa tử , bố trí lệch cửa sinh
                           + Dòng thác hùm beo đang tế mạnh trên sông Đá
                           + Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử

                 => Sông Đà như đã dồn hết sức mạnh cho trận chiến sinh tử này.
             
                - Ông lái đò : Nhưng cũng như lần trước , không hề nao núng :
                                  + Chẳng có cánh tay của thần Héc quyn sánh ngang thần mặt trời , không có sức mạnh bốc từng quả đồi của sơn tinh, chỉ có vũ khí là con thuyền ,mái chèo và trí nhớ tuyệt vời để đứa thì ông đè sấn ,đứa thì ông chặt đôi...
                                    + Ông có trí tuệ tuyệt vời để thay đổi chiến thuật : '' Ghì cương lái nắm bờm sóng => Con thuyền trở thành con chiến mã , người lái đfo vụt trở thành người kị binh anh hùng .
                                      + Ông lái đò khiến ta liên tưởng đến Đăm Săn trong sử   thi Tây Nguyên, vượt sình lầy suối sâu , diệt tê giác ,giải cứu thần mặt trời .Còn ông lái đò đã chiến thắng thần sông thần đá trong cuộc chiến chinh phục thiên nhiên .

                     3) CUỘC VƯỢT THÁC THỨ BA :

                     - Sông  Đà : bên phải bên trái đều là luồng chết cả, luồng sống ở giữa 2 cổng cánh mở cánh khép . Nhìn bề ngoài tạo cảm giác lừa mị về một trùng vây đơn giản nhưng sông Đà đã vận dụng tất cả sức mạnh , lẫn mưu mô ,xảo quyệt để quyết tâm ăn chết người lái đò sông Đà .

                     - Người lái đò : Chính giây phút nguy hiểm đó ,ta được chứng  kiến sự tài hoa,bản lĩnh của ông lái đò, nhìn thấu mọi mưu mô của con sông. Không do dự ,ông đưa con thuyền phóng thẳng vào cửa sinh, thuyền như mũi tên xe xuyên nhanh qua hơi nước vừa tự động lái được lượn được . => Ông lái đò thực sự là một tay lái ra hoa , đạt đến trình độ điêu luyện thành cái đẹp ,cái sang .Ông là nghệ sĩ trong nghề nghiệp chèo đò vượt thác
                       



Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến