THIÊN NHIÊN TÂY BẮC-CHẶNG ĐƯỜNG HÀNH QUÂN CỦA NGƯỜI LÍNH (1)
Nỗi nhớ được cô đọng trong hình tượng Sông Mã và Tây Tiến . Mỗi địa danh trở thành một '' mảnh hồn'' ,đúng như Chế Lan Viên từng viết:
'' Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn''
Nhớ sông Mã là nhớ từng bước chân trên chặng đường năm xưa ,dọc theo dòng sông Mã- Sông Mã bắt nguồn từ Lai Châu cũ , qua các bản làng thôn xóm từ Tây Bắc qua thượng Lào vòng về Việt Nam rồi mới đổ ra biển Đông. Đó cũng là con đường chất chứa bao niềm vui,nỗi buồn , chiến tích và hy sinh .Nhớ sông Mã nhưng tha thiết gọi ' Tây Tiến ơi'' ,dường như nỗi nhớ quá mãnh liệt khiến tác giả quên mất rằng mình đã xa cả sông Mã chứ không riêng gì Tây Tiến.
Điệp từ '' nhớ'' điệp đi điệp lại khẳng định một nỗi nhớ dạt dào , tha thiết nhưng nhà thơ lại cảm nhận và diễn đạt bằng nỗi nhớ '' chơi vơi'' . Từ láy ấy gợi lên sự mênh mang,bồng bềnh nhưng lại rất mênh mông ,lan tỏa . Có thể với Quang Dũng nỗi nhớ ấy không thường trực, lúc nó lặn sâu trong tiềm thức, cũng có lúc nó cồn cào,mãnh liệt .
Nỗi nhớ hướng vè '' rừng núi'' hay thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội . Mười hai câu thơ tiếp theo đã diễn tả cụ thể nỗi nhớ ấy:
'' Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷa dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi''
Những địa danh '' Sài Khao'', '' Mường Lát'','' Mường Hích '', Mai châu''... xuất hiện dày đặc, gợi lên không gian núi rừng xa xôi, hẻo lánh. Một '' Sài Khao'' bảng lảng trong sương , động từ '' lấp'' diễn tả trọn vẹn cái đậm đặc của màn sương, nó đã trở thành dấu ấn đặc trưng của Tây Bắc:
'' Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương''
Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên có phần thơ mộng,huyền ảo nhưng cũng chính nó gây bao khó khăn, gian khổ cho con người ,thể hiện qua cụm từ '' đoàn quân mỏi''.
Câu thơ thứ hai hiện lên như một phép cân bằng :
'' Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi''
Nếu như câu thơ trước đem đến cảm giác mệt mỏi,nhọc nhằn thì câu thơ thứ hai lại tạo cảm giác thư thái bởi cách sử dụng thuần túy thanh bằng và cách diễn đạt lạ hóa như '' hoa về '', '' đêm hơi''. Hình ảnh '' hoa về '' đem đến nhiều cách hiểu là những bông hoa nở suốt dọc đường hành quân hay những ngọn đuốc bừng sáng trong đêm hành quân đẹp lung linh tựa những đóa hoa và có lẽ đẹp nhất là cách hiểu '' người ta là hoa đất'' , mỗi người lính là một bông hoa ,làm nên mùa xuân đất nước. Hình ảnh '' đêm hơi'' có lẽ được viết từ hình ảnh đêm sương lãng mạn hơn,bồng bềnh hơn,gợi cảm hơn.
Nhưng được coi là tuyệt bút thì phải kể đến bốn câu thơ tiếp theo :
'' Dốc lên khúc khuỷa dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi''
Cùng với điệp từ dốc và các từ láy '' khúc khuỷa '', '' thăm thẳm '', ''heo hút ''...người đọc dễ dàng hình dung một khung cảnh hùng vĩ của đèo dốc Tây Bắc ,chưa hết con dốc này,con dốc khác đã chờ đợi ở phía trước. Những con dốc lên -xuống được viết vớ cách ngắt nhịp 4/3 như bẻ đôi câu thơ mà khoảng cách kết nối là ngàn thước, ''khiến độc giả như đang được thể nghiệm một trò bập bênh chóng mặt '' ( Phan Huy Dũng ). Đặc biệt là hình ảnh '' súng ngửi trời'' -một ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ,mũi súng của người lính như chạm tới cả mây trời . Nhưng không thấy chút mỏi mệt, căng thẳng mà trái lại người đọc lại được cảm nhận sự tươi trẻ, tinh nghịch của những chàng trai Hà Nội rất mực hào hoa.
Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy trữ tính ấm áp :
'' Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi''
''Nhà ai'' đã phiếm chỉ lại xuất hiện trong màn mưa mờ nhòe càng làm không gian trở nên hư ảo . Dù vậy hình ảnh ngôi nhà cũng là một hình ảnh gia đình thân thương,đủ làm ấm lòng những người chiến sĩ giữa ngàn mây .
'' Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn''
Nhớ sông Mã là nhớ từng bước chân trên chặng đường năm xưa ,dọc theo dòng sông Mã- Sông Mã bắt nguồn từ Lai Châu cũ , qua các bản làng thôn xóm từ Tây Bắc qua thượng Lào vòng về Việt Nam rồi mới đổ ra biển Đông. Đó cũng là con đường chất chứa bao niềm vui,nỗi buồn , chiến tích và hy sinh .Nhớ sông Mã nhưng tha thiết gọi ' Tây Tiến ơi'' ,dường như nỗi nhớ quá mãnh liệt khiến tác giả quên mất rằng mình đã xa cả sông Mã chứ không riêng gì Tây Tiến.
Điệp từ '' nhớ'' điệp đi điệp lại khẳng định một nỗi nhớ dạt dào , tha thiết nhưng nhà thơ lại cảm nhận và diễn đạt bằng nỗi nhớ '' chơi vơi'' . Từ láy ấy gợi lên sự mênh mang,bồng bềnh nhưng lại rất mênh mông ,lan tỏa . Có thể với Quang Dũng nỗi nhớ ấy không thường trực, lúc nó lặn sâu trong tiềm thức, cũng có lúc nó cồn cào,mãnh liệt .
Nỗi nhớ hướng vè '' rừng núi'' hay thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội . Mười hai câu thơ tiếp theo đã diễn tả cụ thể nỗi nhớ ấy:
'' Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷa dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi''
Những địa danh '' Sài Khao'', '' Mường Lát'','' Mường Hích '', Mai châu''... xuất hiện dày đặc, gợi lên không gian núi rừng xa xôi, hẻo lánh. Một '' Sài Khao'' bảng lảng trong sương , động từ '' lấp'' diễn tả trọn vẹn cái đậm đặc của màn sương, nó đã trở thành dấu ấn đặc trưng của Tây Bắc:
'' Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương''
Thiên nhiên Tây Bắc hiện lên có phần thơ mộng,huyền ảo nhưng cũng chính nó gây bao khó khăn, gian khổ cho con người ,thể hiện qua cụm từ '' đoàn quân mỏi''.
Câu thơ thứ hai hiện lên như một phép cân bằng :
'' Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi''
Nếu như câu thơ trước đem đến cảm giác mệt mỏi,nhọc nhằn thì câu thơ thứ hai lại tạo cảm giác thư thái bởi cách sử dụng thuần túy thanh bằng và cách diễn đạt lạ hóa như '' hoa về '', '' đêm hơi''. Hình ảnh '' hoa về '' đem đến nhiều cách hiểu là những bông hoa nở suốt dọc đường hành quân hay những ngọn đuốc bừng sáng trong đêm hành quân đẹp lung linh tựa những đóa hoa và có lẽ đẹp nhất là cách hiểu '' người ta là hoa đất'' , mỗi người lính là một bông hoa ,làm nên mùa xuân đất nước. Hình ảnh '' đêm hơi'' có lẽ được viết từ hình ảnh đêm sương lãng mạn hơn,bồng bềnh hơn,gợi cảm hơn.
Nhưng được coi là tuyệt bút thì phải kể đến bốn câu thơ tiếp theo :
'' Dốc lên khúc khuỷa dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi''
Cùng với điệp từ dốc và các từ láy '' khúc khuỷa '', '' thăm thẳm '', ''heo hút ''...người đọc dễ dàng hình dung một khung cảnh hùng vĩ của đèo dốc Tây Bắc ,chưa hết con dốc này,con dốc khác đã chờ đợi ở phía trước. Những con dốc lên -xuống được viết vớ cách ngắt nhịp 4/3 như bẻ đôi câu thơ mà khoảng cách kết nối là ngàn thước, ''khiến độc giả như đang được thể nghiệm một trò bập bênh chóng mặt '' ( Phan Huy Dũng ). Đặc biệt là hình ảnh '' súng ngửi trời'' -một ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ,mũi súng của người lính như chạm tới cả mây trời . Nhưng không thấy chút mỏi mệt, căng thẳng mà trái lại người đọc lại được cảm nhận sự tươi trẻ, tinh nghịch của những chàng trai Hà Nội rất mực hào hoa.
Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng đầy trữ tính ấm áp :
'' Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi''
''Nhà ai'' đã phiếm chỉ lại xuất hiện trong màn mưa mờ nhòe càng làm không gian trở nên hư ảo . Dù vậy hình ảnh ngôi nhà cũng là một hình ảnh gia đình thân thương,đủ làm ấm lòng những người chiến sĩ giữa ngàn mây .
Nhận xét
Đăng nhận xét