Tây Tiến -buổi chiều sương

'' Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa''

Trong nỗi nhớ Tây Tiến,không chỉ có thiên nhiên man dại và hoang sơ mà trái lại còn là nơi lưu giữ những kỉ niệm ấm áp tình quân dân. Với dấu ấn là đêm liên hoan  lửa trại rực rỡ sắc màu của ''đuốc hoa '',  '' xiêm áo'' của những cô gái miền sơn cước , âm thanh của  tiếng '' khèn man điệu'' ... Lãng mạn hơn cả là những câu thơ tả cảnh chiều sương Tây Bắc , lau vốn là một đặc trưng được nhiều người nghệ sĩ nói đến :

'' Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son''

'' Ai lên biên giới cho lòng ta theo với
Về với ngàn lau chỉ đứng một mình
Nhưng ngàn lau đứng canh cho bờ cõi
Suốt một đời cùng với gió giao tranh''

Cũng là lau nhưng Quang Dũng nhưng Quang Dũng viết '' hồn lau'' nghĩa là nắm lấy cả cái hồn của nó, cảnh vật nhuốm màu  u hoài, trầm mặc. Lạ hơn là cách cảm nhận hồn cảnh vật qua '' thị giác''. Hình ảnh '' dáng người trên độc mộc'' gợi nhiều ý hiểu: đó có thể là người lao động cần mẫn trong công việc vượt thác leo ghềnh, là người lính Tây Tiến đè sóng lướt gió mạnh mẽ,kiêu hùng hay đó là bóng dáng của cô gái miền Tây chở đò đưa đoàn quân vượt sông đi chiến dịch... Đây cũng là một đặc sắc nghệ thuật trong thơ Quang Dũng, có sức gợi rất lớn. Từ láy ''đong đưa '' được sử dụng cho người nay lại dùng cho vật, không chỉ diễn tả được sự lay động mà còn tạo âm hưởng nhẹ nhàng ,mềm mại hơn . Câu thơ đậm chất đa tình Quang Dũng.

Đoạn thơ rất tiêu biểu cho cảm hứng lãng mạn . Cùng với đó là nghệ thuật điệp cấu trúc '' Có thấy'', '' có nhớ'' gợi bao kí ức da diết về miền Tây Bắc , bâng khuâng của nỗi nhớ.  Từ những biện pháp nghệ thuật ấy đã khắc họa thành công bức tranh thiên nhiên miền Tây đầy lãng mạn ,hư ảo , đúng là thi trung hữu họa.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến